Một đời thủy chung sắt son

Một đời thủy chung sắt son cho hạnh phúc gia đình trọn vẹn, dường như là có trong suy nghĩ của từng người phụ nữ Việt Nam thời xưa.

Thời xưa, kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, dường như chết chóc, thương tật là một rào cản giữa các tâm hồn, giữa vợ chồng, con cái. Tuy nhiên, dù điều kiện khó khăn đến bao nhiêu đi chăng nữa thì họ vẫn một lòng một dạ với người chồng, người vợ của mình. Những câu chuyện, những mảnh đời được chôn chặt, nay được đưa đến cho giới trẻ qua chương trình “Những mối tình không thể chia ly” của Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh ngày 29/7. Cả hội trường khán phòng như chết lặng, những cánh tay giơ lên để lau những dòng nước mắt vì cảm động. Những giọt nước mắt của những người đã trải qua thời kỳ khó khăn đó, giọt nước mắt của những người nghe về những tấm lòng sắt son, để phụng sự tổ quốc, khi tổ quốc cần, họ có thể hi sinh mọi thứ.

Xem thêm: Công ty thám tử tư tại Quảng Nam

Một đời thủy chung sắt son

Dáng người nhỏ nhắn, với mái đầu đã bạc trắng vì lớn tuổi, bà Lâm Thị Út Một (dì Ba Để) xuất hiện trước khán phồng với câu chuyện của đời mình, những cửa ải mà bà từng phải trải qua, những khổ ải của trần gian dường như bà đã trải qua, và giờ đây, không còn phong ba nào có thể quật ngã được bà.

Hồi ấy, cách đây cả hơn nửa thế kỷ trôi qua, sau khi hiệp định gienever được ký kết, như những người vợ khác, Út Một nghẹn ngào, buồn tủi tiễn chồng mình là Phạm Hùng Vĩnh ra Bắc tập kết, lời hẹn thề 2 năm gặp lại giữa cặp vợ chồng trẻ bỗng dưng biến thành 24 năm, bà không thể ngờ được một viễn cảnh đầy gian nan khó khăn như vậy.

Ngày bà lấy chồng là năm bà 21 tuổi, khi bà cũng như ông chưa hưởng trọn niềm vui hạnh phúc của cặp vợ chồng mới cưới, thì hai người đã phải chia lìa kẻ Bắc người Nam. Út Một ở lại miền nam, tham giam vào đội hoạt động bí mật cho Đảng tại địa phương, và đã có thời gian bị đày đi Côn Đảo, người vợ trẻ vẫn một đời thủy chung sắt son đợi chồng, dù chưa biết ngày chồng sống sót trở về.

Tìm hiểu thêm: Công ty thám tử uy tín tại Đà Nẵng

Khi đất nước thống nhất, giải phóng hoàn toàn miền nam, cuối cùng ngày ông trở về cũng đã đến. Nhưng bà lại không ngờ được rằng, hạnh phúc bỗng chốc trở thành nỗi đau, khi bà hay tin ông đã cưới vợ và có ba người on ở ngoài Bắc. Nhưng thật ra, khoảng thời gian bà bị đày đi Côn Đảo, ông hay tin bà bị địch thủ tiêu. Ông đau khổ đến tột cùng, chỉ muốn chết đi cùng người vợ trẻ của mình, khi đó các đồng đội, tổ chức ra sức giúp đỡ, họ vun vén ông cho một nữ chăm sóc các chiến sỹ bị thương, khi ông đã có với người vợ mới ba người con, nhưng vẫn thương nhớ người vợ ông nghĩ là quá cố.

một đời thủy chung

Khi hòa bình trở lại, ông quay về quê hương để tìm về những người thân thích của mình, tìm về nấm mồ của người vợ cũ quá cố. Nhưng ông nào ngờ rằng, đó là một cuộc trùng phùng đẫm nước mắt, nước mắt của niềm hạnh phúc, nước mắt của sự ngang trái. Đau đớn tột độ, bà đã quyết định dứt áo, chia tay ông để ông trọn vẹn với gia đình mới của mình vì đơn giản bà nghĩ rằng: Gia đình mới của chồng được mọi người chấp nhận, cả người vợ và ba đứa con của chồng ở ngoài Bắc đang chờ người cha, người chồng của họ trở về. Mặc cho người vợ xua đuổi, ông vẫn kiên quyết không chấp nhận, vì một đời thủy chung của bà, ong không thể nào phụ tấm lòng của bà được. Không ngờ rằng, vết thương chấn thương sọ não cũ của ông lại tái phát, mọi người sợ ông đi lang thang, lạc đi đâu không biết, bà thương tình lại đón ông về, vừa chăm sóc vừa khuyên ông quay trở lại ngoài Bắc. Vì biết gia đình mới của ông khó khăn về kinh tế, nên lâu lâu bà lại mua quần áo, thuốc thang gửi ra cho mấy đứa nhỏ cũng như người vợ mới.

Bà thuyết phục ông không được, đành viết một bức tâm thư gửi cho bà vợ thứ, để vô miền nam một chuyến đón ông về. Ông một mực không chịu về, bà vợ thứ cũng nhất quyết không chịu ông trở lại, vì bà cho rằng, ba nhiêu năm qua bà vợ ả đã phải chịu khổ như vậy là quá đủ rồi, bây giờ ông nên ở lại với bà vợ cũ. Dằn lòng không được, bà cả đành đón cả vợ thứ cùng ba đứa con của họ về sống chung một nhà.

Sống chung một nhà được vài năm thì ông Vĩnh qua đời, và không lâu sau đó thì bà thứ cũng theo chồng xuống suối vàng. Trước khi trút hơi thở cuối cùng, bà thứ vẫn nhất quyết không cho chôn chung chồng, vì bà muốn dành phần đó cho bà vợ cả, bà vợ cả mới là vợ chính thức người một đời thủy chung của ông Vĩnh.

Còn lại một mình, bà vẫn chăm lo cho ba đứa con của chồng đầy đủ, nuôi dạy ba đứa thành tài, đều có địa vị trong xã hội. Sau này, cả ba cũng thương yêu bà chính như mẹ ruột của họ, luôn luôn có lòng biết ơn đối với bà, hiếu thảo với bà.

Theo thám tử tư Đà Nẵng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *